1. Đặc tả hợp đồng
Hàng hóa giao dịch | Đường 11 ICE US | |
Mã hàng hóa | SBE | |
Độ lớn hợp đồng | 112 000 pound/lot | |
Đơn vị yết giá | Cent/pound | |
Thời gian giao dịch | Mùa hè | Mùa đông |
Thứ 2 – Thứ 6: 14h30 – 00h00 | Thứ 2 – Thứ 6: 15h30 – 01h00 | |
Bước giá | 0.01 cent/pound | |
Tháng đáo hạn | Tháng 3, 5, 7, 10 | |
Ngày đăng kí giao nhận | 5 ngày làm việc trước ngày thông báo đầu tiên | |
Ngày thông báo đầu tiên | Ngày làm việc đầu tiên của tháng đáo hạn | |
Ngày giao dịch cuối cùng | Ngày làm việc cuối cùng của tháng trước tháng đáo hạn | |
Ký quỹ | Theo quy định của MXV | |
Giới hạn vị thế | Theo quy định của MXV | |
Biên độ giá | Không quy định | |
Phương thức thanh toán | Giao nhận vật chất | |
Tiêu chuẩn chất lượng | Tiêu chuẩn được chi tiết bên dưới |
2. Tiêu chuẩn chất lượng
Theo quy định của sản phẩm Đường 11 (Sugar No. 11) giao dịch trên Sở giao dịch ICE, Đường 11 – đáp ứng tiêu chuẩn giao nhận của ICE về đường mía thô, độ phân cực trung bình đạt 96%.
3. Các yếu tố ảnh hưởng
- Nguồn cung toàn cầu: Đường là một loại hàng hóa nên chịu sự tác động của quy luật cung cầu. Khi nhu cầu vượt quá cung sẽ khiến giá tăng hoặc nguồn cung dư thừa, giá sẽ giảm.
- Trợ cấp của chính phủ: Ngành công nghiệp đường có một lịch sử lâu dài về trợ cấp của chính phủ và thuế quan được sử dụng để bảo vệ các nhà sản xuất đường địa phương. Nếu các nước sản xuất đường lớn nhất ngừng trợ cấp cho người trồng, thì sản xuất có thể giảm và giá có thể tăng.
- Thời tiết: Lượng cung đường tập trung nhiều ở một số ít các quốc gia như Brazil, Ấn Độ, Thái Lan, điều kiệnthời tiết xấu ở các quốc gia này có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung.
- Nhu cầu Ethanol: Đường có thể được sử dụng như một thành phần để tạo ra nhiên liệu sinh học ethanol. Vì ethanol cạnh tranh với xăng dầu, nên nhu cầu của nó thường di chuyển ngược với giá xăng dầu. Do đó, giá dầu giảm có thể làm giảm nhu cầu đường và ngược lại.
- Giá đô la Mỹ (USD): Đường được niêm yết giá bằng đô la Mỹ. Đồng đô la Mỹ yếu sẽ nâng giá đường lên và ngược lại.
- Giá đồng Real Brazil (BRL): Brazil sản xuất và xuất khẩu lượng đường lớn nên biến động của đồng tiền có thể có tác động lớn đến giá đường. Khi giá đồng Real suy yếu, nông dân Brazil sản xuất nhiều đường hơn để xuất khẩu sang các nước có tiền tệ mạnh và sức mua lớn hơn. Khi sức mạnh đồng Real lớn, nông dân Brazil có nhiều khả năng sẽ bán đường ở thị trường nội địạ.