Ngô

1. Đặc tả hợp đồng

Hàng hóa giao dịch Ngô CBOT
Mã hàng hóa ZCE
Độ lớn hợp đồng 5000 giạ/lot
Đơn vị giao dịch Cent/giạ
Thời gian giao dịch Mùa hè:  Thứ 2 – Thứ 6 Mùa đông: Thứ 2 – Thứ 6
– Phiên 1: 07h00 – 19h45
– Phiên 2: 20h30 – 01h20
(Ngày hôm sau)
– Phiên 1: 08h00 – 20h45
– Phiên 2: 21h30 – 02h20
(Ngày hôm sau)
Bước giá 0.25 cent/giạ
Tháng đáo hạn Tháng 3, 5, 7, 9, 12
Ngày đăng ký giao nhận Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên
Ngày thông báo đầu tiên Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền kề trước tháng đáo hạn
Ngày giao dịch cuối cùng Ngày làm việc trước ngày 15 của tháng đáo hạn
Ký quỹ Theo quy định của MXV
Giới hạn vị thế Theo quy định của MXV
Biên độ giá Giới hạn giá ban đầu Giới hạn giá mở rộng
$0.45/giạ $0.70/giạ
Phương thức thanh toán Giao nhận vật chất
Tiêu chuẩn chất lượng Ngô hạt vàng loại 1, loại 2, loại 3

2. Tiêu chuẩn chất lượng

Theo quy định của sản  phẩm Ngô CBOT giao dịch trên sàn CBOT.

Ngô được chấp thuận giao dịch là ngô loại 1, loại 2 và loại 3,  đáp ứng những yêu cầu được mô tả ở bảng bên dưới:

Phân loại Trọng lượng thử nghiệm tối thiểu trong 1 giạ Độ ẩm tối đa Tỷ lệ tối đa số hạt vỡ và hạt ngoại lai Số hạt hư tối thiểu Hạt hư do nhiệt
Loại 1 56 pound 14% 2.00% 3.00% 0.10%
Loại 2 54 pound 15.50% 3.00% 5.00% 0.20%
Loại 3 52 pound 17.50% 4.00% 7.00% 0.50%

3. Các yếu tố ảnh hưởng

  • Cung cầu Ngô trên thị trường: Nhu cầu chính là yếu tố ảnh hưởng chính đến giá cả. Việc cung lớn hơn cầu hay cầu lớn hơn cung gần như sẽ quyết định đến xu hướng giá của ngô.
  • Thị trường Ethanol: Ngoài mía, củ cải đường, lúa mỳ thì ngô là 1 trong những nguyên liệu chính sản xuất Ethanol. Ethanol được ứng dụng nhiều trong việc tạo ra nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường và giúp giảm lệ thuộc vào nguyên liệu thiên nhiên không tái sinh truyền thống
  • Giá dầu thô: Ngô ngày càng được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất nguyên liệu. Do đó mối quan hệ giữa các mặt hàng nông sản nói chung và ngô nói riêng so với giá dầu thô là rất lớn. Giá dầu thô tăng có thể thúc đẩy nhu cầu tăng đối với nhiên liệu sinh học, do người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm các nhiên liệu thay thế khác có chi phí rẻ hơn.
  • Yếu tố Trung Quốc: Trung Quốc là quốc gia có lượng tiêu thụ năng lượng và nhập khẩu xăng dầu lớn nhất thế giới. Lượng tiêu thụ Ethanol của Trung Quốc đứng thứ ba sau Hoa Kỳ và Brazil. Do đó, dự báo nhu cầu tiêu thụ của quốc gia này trong tương lai chiếm một vai trò quan trọng với phân tích giá Ngô.
  • Thời tiết: Khí hậu cũng là một trong số các nguyên nhân quan trọng có tác động đến sản lượng Ngô hàng năm. Những sự thay đổi trong thời tiết có thể làm gia tăng số ngày nắng gắt ảnh hưởng đến trồng trọt. Các đợt nắng nóng kéo dài gây ảnh hưởng đến sản lượng khiến giá tăng vọt.
  • Giá USD: Thông thường, giá USD sẽ có ảnh hưởng đến giá hàng hóa, trong đó có giá ngô. Thông qua dữ liệu phân tích, giá ngô có biến động tỉ lệ nghịch với đồng USD. Giá ngô có xu hướng giảm khi giá USD tăng và ngược lại.
  • Sản phẩm thay thế: Ngô và đậu tương là 2 sản phẩm thay thế, do đó giá đậu tương sẽ tác động đến giá ngô. Cả hai sản phẩm này được trồng trong điều kiện thời tiết như nhau. Do đó nông dân sẽ chọn loại ngũ cốc nào mang lại lợi nhuận cao hơn.
  • Yếu tố khác: Thời gian vận chuyển, đứt gãy chuỗi cung ứng, tình hình lưu trữ ngô, chất lượng ngô sản xuất tại mỗi khu vực cũng ảnh hưởng đến giá loại nông sản này.